Trong kinh doanh, hành trình cảm xúc này đã được nghiên cứu và ứng dụng rất thành công trên nhiều khía cạnh. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được thói quen mua sắm, quyết định mua hàng của con người cho dù đã có chủ ý, có tính toán nhưng luôn bị tác động nhiều bởi cảm xúc. Chính vì thế, một chiến dịch emotional marketing được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu ứng cực kỳ tốt.
10 chiến lược cho Emotional Marketing
Hiểu rõ đối tượng mục tiêu
Đây là bước đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình tiếp thị cảm xúc. Nghiên cứu, phân tích đối tượng mục tiêu giúp doanh nghiệp nắm bắt:
- Tuyến nội dung sẽ “chạm” đến cảm xúc của khách hàng.
- Cảm xúc tạo hiệu ứng tích cực nhất cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Trong tiếp thị cảm xúc, các doanh nghiệp thường lựa chọn các loại cảm xúc liên quan đến nỗi đau (pain point), hoài bão và mong muốn của khách hàng.
Khai thác tâm lí học màu sắc
Kỹ thuật sử dụng màu sắc trong quảng cáo là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị cảm xúc, nơi cảm xúc của người tiêu dùng được kích thích để tạo ra một liên kết sâu sắc với thương hiệu.
Bằng cách sử dụng màu sắc phù hợp, doanh nghiệp có thể tạo ra một trải nghiệm tương tác mạnh mẽ và gợi cảm xúc tích cực từ phía khách hàng.
McDonald’s khai thác tâm lí học màu sắc.
Ví dụ, màu vàng sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo của McDonald’s tạo cảm giác năng lượng, vui vẻ và hứng khởi. Bằng cách này, họ kích thích cảm xúc tích cực và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Tương tự, Starbucks sử dụng màu xanh trong logo gợi lên hình ảnh một thương hiệu bền vững và chăm sóc khách hàng.
Màu xanh thường gắn liền với sự yên bình và thư thái, tạo ra một cảm giác yên tâm, tin cậy trong tâm trí của khách hàng khi họ nghĩ về thương hiệu này.
Sử dụng nghệ thuật kể chuyện
Nghệ thuật kể chuyện là một phương tiện mạnh mẽ đưa thương hiệu đến gần hơn trái tim của người tiêu dùng, thông qua việc kích thích đa dạng cảm xúc của khách hàng.
Một ví dụ điển hình là quảng cáo “Unsung Hero” (Người hùng thầm lặng). Quảng cáo này kéo dài 3 phút, kể về một chàng trai “bình thường”, không giàu có, không nổi bật và thậm chí có phần hậu đậu, nhưng lại luôn sử dụng mọi khả năng của mình để giúp đỡ người khác: đẩy xe giúp người bán hàng rong, trao tiền cho người ăn xin, chia sẻ phần ăn với chú chó hoang và cứu cả một chậu cây.
Quảng cáo “Unsung Hero” xây dựng một câu chuyện cảm động.
Sự lạc quan, nhiệt thành không vụ lợi của chàng trai đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người xem.
“Unsung Hero” lọt vào top 10 quảng cáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới khi thu hút hơn 1 triệu lượt xem và 27 triệu lượt tương tác chỉ sau 4 tuần phát hành.
Điều đáng ngạc nhiên là không ai biết đó là một quảng cáo cho đến khi thương hiệu Thai Life Insurance xuất hiện. Đằng sau thành công này là một nghệ thuật kể chuyện thông minh trong lĩnh vực quảng cáo.
Khích lệ “tiềm năng”
Chiến dịch khuyến khích vượt qua giới hạn thường gợi nhắc khán giả mục tiêu, giấc mơ và tiềm năng của họ. Những chiến dịch này sẽ mang lại hiệu quả lớn nhờ khả năng chạm đến những giá trị cốt lõi.
Red Bull, từ khi ra đời năm 1987, luôn theo đuổi những chiến dịch phiêu lưu mạo hiểm với khẩu hiệu “Red Bull Gives You Wings” (Red Bull chắp cánh cho bạn).
Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất là Stratos, nơi vận động viên nhảy dù chuyên nghiệp Felix Baumgartner thực hiện một cú nhảy từ độ cao 39km vào năm 2012.
Chiến dịch Stratos của Red Bull truyền cảm hứng cho công chúng.
Đáng ngạc nhiên, Felix Baumgartner đã nhảy xuyên qua tầng bình lưu sát rìa vũ trụ, đáp xuống một sa mạc phía đông tiểu bang New Mexico sau 9 phút mà không gặp bất kì chấn thương nào.
Sự thành công của “cú nhảy vũ trụ” đã làm nên kỷ lục thế giới với tốc độ rơi nhanh nhất và biến chiến dịch Stratos trở thành huyền thoại, mang về lợi nhuận lớn cho Red Bull.
Bức ảnh Felix với cử chỉ chiến thắng nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng, thể hiện sức mạnh của Red Bull trong việc truyền cảm hứng và khích lệ khán giả trên toàn thế giới dám “phá bỏ” giới hạn của bản thân.
Tập trung trao giá trị vô hình
Thay vì trực tiếp quảng cáo tính năng sản phẩm, thương hiệu có thể tạo ra những giá trị “bất ngờ” mà người dùng có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm. Ví dụ, thương hiệu nội thất phòng khách có thể sử dụng hình ảnh một gia đình cùng nhau thư giãn, sum họp trên bộ ghế salon để truyền tải thông điệp rằng sản phẩm của họ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hạnh phúc gia đình.
Sử dụng vị trí
Marketing dựa trên vị trí có thể hướng đến việc kích thích cảm xúc của người tiêu dùng trong khu vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể tài trợ cho các sự kiện địa phương, cung cấp dịch vụ cho địa phương hoặc đơn giản sử dụng những địa điểm trong quảng cáo của họ.
Mỗi hoạt động như vậy có thể tạo ra một sự kết nối sâu sắc hơn giữa công chúng và thương hiệu nếu thương hiệu thực sự tạo ra những kết nối cảm xúc với địa điểm đó.
Tận dụng những cột mốc quan trọng
Việc sử dụng các sự kiện quan trọng trong quảng cáo có thể tạo ra cảm giác tự hào và hạnh phúc khi nhắc lại. Các ngày lễ hoặc dịp kỷ niệm đặc biệt trong năm có thể được sử dụng để triển khai các chiến dịch emotional marketing.
Thể hiện tình yêu và sự quan tâm
Tình yêu là điều mà khách hàng có thể trải nghiệm hàng ngày. Bằng cách mở rộng điều này, một thương hiệu có thể tạo ra một mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng. Ví dụ, một chiến dịch quảng cáo có thể thể hiện cam kết của thương hiệu đối với khách hàng hoặc đam mê của họ khi tạo ra sản phẩm.
Sử dụng hình ảnh và âm thanh
Hình ảnh và âm thanh có thể là công cụ mạnh mẽ để kích thích cảm xúc. Hãy sử dụng chúng một cách thích hợp để tạo ra các trạng thái cảm xúc mong muốn. Ví dụ, nếu bạn muốn truyền đạt thông điệp về hạnh phúc, hãy sử dụng hình ảnh của những người cười đùa, vui vẻ.
Sử dụng ngôn ngữ
Ngôn ngữ có khả năng gợi lên những cảm xúc cụ thể. Ví dụ, nếu muốn truyền tải thông điệp về sự tự tin, có thể sử dụng các từ như “tự tin”, “hoàn hảo”, “tuyệt vời”.
Tuy nhiên, việc triển khai emotional marketing đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác. Việc lạm dụng hoặc sử dụng cảm xúc một cách không đúng cách có thể gây ra ấn tượng xấu. Thương hiệu cần phải hiểu rõ đối tượng mục tiêu và xem xét kĩ liều lượng các cảm xúc sẽ sử dụng để mang lại kết quả tích cực.
Cách đánh giá hiệu quả của chiến lược emotional marketing
Đo lường hoạt động emotional marketing tương đương với việc đo lường kết quả của các hoạt động marketing truyền thống. Dưới đây là một vài cách bạn có thể áp dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch emotional marketing.
Phân tích chỉ số hiện tại
Việc đánh giá kết quả của các chiến dịch marketing thường đòi hỏi phát hiện ra các xu hướng. Để nhận biết một xu hướng, hãy ghi nhận các chỉ số hiện tại như lượt truy cập trang, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ mở email, và những điều tương tự.
Cách tiếp cận này sẽ phụ thuộc vào loại cảm xúc mà bạn muốn tạo ra và những mục tiêu bạn muốn đạt được, điều này có thể đưa ra một loạt các dữ liệu đa dạng.
Nghiên cứu trước khi triển khai
Thực hiện nghiên cứu là một cách tốt để hiểu về những hoạt động của đối thủ và phản ứng của công chúng. Thậm chí, các doanh nghiệp ở ngoài lĩnh vực của bạn cũng có thể cung cấp ví dụ về cảm xúc mà bạn muốn tạo ra.
Ví dụ, nếu bạn thấy hàng nghìn bình luận trên một bài đăng trên mạng xã hội đầy cảm xúc, hãy xem nội dung mà họ đã tạo ra, phản ứng của người dùng và cách mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng của họ. Qua đó, bạn có thể học hỏi và giảm thiểu rủi ro cho chiến dịch của mình.
Thiết lập mục tiêu cụ thể
Kích thích các cảm xúc khác nhau có thể ảnh hưởng đến khách hàng theo các cách khác nhau.Ví dụ, nếu bạn hướng tới cảm xúc hạnh phúc, điều này có thể kích hoạt nhiều lượt chia sẻ hơn, trong khi việc chia sẻ một điều bất ngờ có thể tạo ra sự trung thành với thương hiệu hơn thông qua việc đăng ký email.
Mục tiêu của bạn có thể là tăng số lượng click, đăng ký hoặc tăng tần suất nhận tin nhắn từ khách hàng.
Nghiên cứu sau khi triển khai
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để đánh giá phản ứng của khách hàng đối với nội dung mang tính cảm xúc là tiến hành một cuộc khảo sát. Qua đó, bạn có thể đo lường phản ứng cảm xúc từ chiến dịch của mình.
Việc thực hiện cuộc khảo sát, trong đó mọi người được yêu cầu trực tiếp đánh giá các quảng cáo, có thể giúp bạn xác định hiệu quả của hoạt động emotional marketing của mình. Bạn có thể hỏi khách hàng về khả năng tương tác của họ với thương hiệu của bạn trước và sau khi xem quảng cáo. Hoặc hỏi họ liệu họ cảm nhận rằng những cảm xúc đó có ảnh hưởng đến họ không.
Sử dụng công cụ marketing
Tận dụng các công cụ marketing như phân tích tìm kiếm và theo dõi email để kiểm tra xem các chỉ số của bạn có tăng lên không. Những công cụ này có thể hỗ trợ bạn trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động emotional marketing và mục tiêu đã đề ra.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về emotional marketing mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bài viết này đã mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về lĩnh vực marketing nói chung và emotional marketing nói riêng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cần thêm thông tin, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới đây để Nam Minh Media giải đáp chi tiếp nhé.