Thuật Ngữ Truyền Thông Là Gì?
“Truyền thông” là yếu tố chiến lược trong xây dựng marketing. Đặc biệt là với thời điểm quảng cáo media chạy rầm rộ trên mọi nền tảng như hiện nay, người làm truyền thông phải luôn có cái nhìn bao quát và cập nhật thay đổi thị trường từng ngày. Nhằm đi sâu vào thu hút người đọc và tạo điểm nhấn cho khách hàng, các thuật ngữ truyền thông được ra đời nhằm tối ưu hóa tìm kiếm, khái quát nội dung. Các thuật ngữ này được coi là thước đo, là ngôn ngữ riêng của ngành truyền thông.
Thuật ngữ truyền thông giữ vai trò quan trọng trong marketing. Để nói về độ phổ biến của thuật ngữ truyền thông, những từ ngữ này sẽ có độ nhận diện theo từng nhóm ngành, từng độ tuổi khác nhau chứ không mang tính phổ quát đại chúng. Gen Z lớn lên trong thời đại của kỹ thuật số, của marketing sẽ có nhận biết cơ bản về thuật ngữ truyền thông. Tuy nhiên, họ cũng sẽ không giải giải thích được cặn kẽ về nghĩa như người làm marketing chuyên ngành.
Nam Minh Media lấy ví dụ, thuật ngữ truyền thông KOL (Key Opinion Leader), một thuật ngữ có độ xuất hiện dày đặc trên các phương tiện quảng cáo media, chỉ người có sức ảnh hưởng trên một cộng đồng nhất định. Nếu như đưa từ này cho một nhóm người trong độ tuổi từ 35-50 tuổi không làm về các mảng liên quan đến marketing, thì chắc đến 70% họ không biết ý nghĩa của từ này.
Truyền thông ngày càng trở nên quan trong trong thời kỳ hiện đại
7 Thuật Ngữ Truyền Thông Thú Vị Nhất Mà Ai Cũng Nên Biết
Đối với người làm marketing, chiến lược truyền thông thành công là phải truyền đạt được sứ mệnh, thông điệp đến khách hàng bằng nội dung tối ưu nhất. Vì thế, nắm bắt các thuật ngữ truyền thông là yếu tố cơ bản để bạn cập nhật xu hướng thị trường, thị hiếu khách hàng.
Các thuật ngữ truyền thông giúp chúng ta giới hạn được lượng thông tin cần tìm kiếm, tiếp cận nguồn sản phẩm mình muốn mua dễ dàng hơn. Với mọi ngành nghề, từ sinh viên, giáo viên, hay bác sĩ,…. hiểu biết một số thuật ngữ truyền thông là điều rất cần thiết. Cùng Nam Minh Media tìm hiểu một số thuật ngữ truyền thông khá thú vị hiện nay nhé.
Brand Loyalty
Lòng trung thành thương hiệu. Thuật ngữ này là một “phiên bản nâng cấp” của lòng trung thành khách hàng. Lúc này, khách hàng không chỉ đến với thương hiệu vì các chương trình giảm giá, họ ở lại vì sự tin tưởng, cho rằng thương hiệu có thể giải quyết được vấn đề của họ.
Ngoài đảm bảo yếu tố về chất lượng, người làm truyền thông phải biết tạo ra thông điệp thật nổi bật so với thị trường đầy rẫy những slogan thiển cận. Brand Loyalty được sử dụng trong các bản báo cáo về phần trăm quay lại của khách hàng, từ đó vạch ra chiến lược truyền thông cho sản phẩm.
Demographic Environment
Môi trường nhân khẩu học là những số liệu phân tích về độ tuổi, giới tính, sở thích cùng nhiều đặc điểm khác của khách hàng mà thương hiệu hướng tới. Thuật ngữ này được dùng khi bạn chọn khoanh vùng yếu tố nhân khẩu học theo khu dân cư, công ty, hoặc rộng hơn là tỉnh thành phố và quốc gia cụ thể.
Người làm truyền thông phải nắm rõ Demographic Environment để phối hợp với các kế hoạch phát triển sản phẩm. Ví dụ, nếu bạn muốn kinh doanh giày nam tại thị trường X. Trước hết, bạn phải tìm hiểu về kích thước trung bình chân của khách hàng khu vực này, cũng thu nhập bình quân, nhu cầu sử dụng,…
Universe
Tất nhiên rồi, đây không phải là ‘universe’ trong Miss Universe Hoa Hậu Hoàn Vũ, mà là ám chỉ người xem của một thị trường truyền thông. Thuật ngữ này được sử dụng khi đo lường số người xem radio, truyền hình, truy cập hệ thống internet. Con số Universe đưa ra tình hình khái quát của thị trường, từ đó đưa ra điều chỉnh về các chương trình.
OTS
Trung bình số lần nhìn thấy quảng cáo của nhóm khách hàng mục tiêu. OTS giúp những người làm truyền thông đo lường được độ sâu của chiến dịch và sự ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng họ nhắm đến. Từ đó, giúp họ tính toán được khả năng thành công của một sản phẩm.
Nhìn thấy một quảng cáo nhiều lần, khách hàng sẽ dần chú ý và ghi nhớ thông tin về sản phẩm đó. Từ ghi nhớ đến tìm hiểu và quyết định mua sản phẩm là một con đường khá ngắn. OTS quả là một thuật ngữ quan trọng trong xây dựng chiến lược truyền thông.
Decider
Thuật ngữ này dùng để chỉ người quyết định hành vi mua hàng. Những người làm truyền thông nhắm đến đối tượng này để tuyên truyền mạnh cho thương hiệu. Bởi lẽ, Decider chưa chắc đã là người dùng sản phẩm, họ cũng không phải 100% sẽ là người đi mua. Ví dụ, với sản phẩm sữa bột cho trẻ. Người dùng đương nhiên sẽ là trẻ nhỏ, và người mua có thể là bố, mẹ, ông, bà hoặc hàng xóm. Người được các các thương hiệu nhắm tới khi quảng cáo thường là các bà mẹ. Thuật ngữ Decider được dùng trong các báo cáo thị trường, kế hoạch phát triển thương hiệu.
Rating
Tỷ suất người xem, đây là thuật ngữ khá quan trọng khi các doanh nghiệp nghiên cứu các khung giờ mua quảng cáo cho thương hiệu của mình. Phía truyền thông sẽ dựa vào rating để báo giá. Khung giờ có lượng người xem càng cao thì phí lên hình càng đắt. Đó là lý do những phim chiếu vào khung giờ vàng có thời lượng quảng cáo cực kỳ dài.
Innovator
Thuật ngữ ám chỉ những khách hàng đổi mới. Họ cập nhật và chạy theo xu hướng chứ không trung thành với một phong cách nhất định. Nhóm khách hàng mua sắm theo trào lưu này thường có độ tuổi khá trẻ, mà cơ bản, chính là genZ của thời đại kỹ thuật số.
Các báo cáo về Innovator đòi hỏi các brand phải luôn không ngừng đổi mới, tiếp thu tầm nhìn và điều chỉnh các sản phẩm cho hợp với thời đại. Một số báo cáo về khảo sát innovator cũng thường được các thương hiệu đặt ra để điều chỉnh trạng thái của mình.
Thuật ngữ truyền thông chỉ hiệu quả khi được sử dụng một cách phù hợp
Thuật Ngữ Truyền Thông: Có Phải Con Dao Hai Lưỡi?
Chúng ta đều phải khẳng định rằng, bất cứ điều gì cũng có hai mặt lợi và hại. Và thuật ngữ truyền thông cũng không hề ngoại lệ. Đặc biệt, khi mà mạng xã hội phát triển ngày một khổng lồ, kèm những thông tin chưa hề được kiểm duyệt, mọi sai sót đều có thể trở thành lưỡi dao sắc nhọn gây tổn thương đến đời sống thực tại.
Kèm theo đó, mạng xã hội ở thời đại này đã hoàn toàn vượt lên chiếm đóng vị trí của báo in, radio, phát thanh,.. đối với người trẻ. Việc thế hệ trẻ yêu thích mạng xã hội và dành nhiều thời gian cho nó là có thể hiểu được: nhanh chóng, tiện lợi, và cập nhật từng giờ. Tuy nhiên, khi mà một số thuật ngữ truyền thông được các blog “xào nấu” thành một câu tiêu đề (title) “giật gân”, nó hoàn toàn có thể gây nên những cuộc tranh cãi vô nghĩa trên mạng xã hội.
Lăng Kính Thế Hệ Trẻ
Tác hại của cái “ngắn gọn & nhanh chóng” chính là có thể một số người đọc sẽ chỉ nhìn vào các tiêu đề (title) và hiểu sai nghĩa nội dung. Điều đáng buồn ở đây, những người tham gia tranh cãi trên mạng cũng không cần quan tâm đến nội dung, cái họ cần là lớp vỏ bọc hoàn mỹ sau các bức ảnh đại diện và cả những tranh cãi méo mó, độc hại mà chính bản thân họ muốn đạt được.
Đối tượng truyền thông xoay quanh thế hệ gen Z
Kết Luận
Bài viết trên Nam Minh Media đã tổng hợp những vấn đề xoay quanh thuật ngữ truyền thông và lý giải 7 thuật ngữ thú vị kể trên này nhằm gửi đến bạn đọc. Truyền thông phải đến từ hai phía, người làm truyền thông cần mang đến cái nhìn tổng thể, chất lượng cho người đọc, mà người đọc cũng cần chắt lọc, tiếp thu một cách có chọn lọc, nghiêm túc. Hiểu về thuật ngữ truyền thông có lợi cho cả cuộc sống và quá trình làm việc của chúng ta.
Khánh Linh