Sản xuất chương trình truyền hình là một phân đoạn của nội dung, dự định phát sóng trên truyền hình. Không phải là quảng cáo phim, quảng cáo sản phẩm hay quảng cáo kênh. Có thể được gọi là một bộ phim truyền hình.
Chương trình truyền hình là gì?
Sản xuất chương trình truyền hình là một phân đoạn sáng tạo và thực hiện sản xuất nội dung, dự định phát sóng trên truyền hình. Chúng không phải là hình thức booking quảng cáo truyền hình hay quảng cáo kênh, mà chỉ đơn thuần là khâu sản xuất tiền kì cho tới hậu kì trước khi lên sóng.
Chương trình truyền hình bao gồm nhiều thể loại như: Talkshow, gameshow, bản tin, phim truyện, phim sitcom,…Trong đó, gameshow và truyền hình trực tiếp là một trong những chương trình truyền hình phổ biến và thu hút tại Việt Nam.
Quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Quy trình sản xuất một chương trình thật sự không hề đơn giản. Để có được một chương trình truyền hình hấp dẫn, ấn tượng và thu hút người xem cần có sự đóng góp của nhiều yếu tố không thể thiếu trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình:
Bước 1: Biên tập, đạo diễn
Bước 2: Duyệt kịch bản
Bước 3: Điều độ sản xuất
Bước 4: Sản xuất tiền ký
Bước 5: Sản xuất hậu kỳ
Bước 6: Duyệt, kiểm tra nội dung
Bước 7: Phát sóng
Nội dung chi tiết của quy trình sản xuất chương trình truyền hình như sau:
Bước 1: Biên tập, đạo diễn.
Biên tập là người trực tiếp biên soạn kịch bản chương trình, hoặc dựa trên một kịch bản có sẵn để chuyển thể thành một loại kịch bản truyền hình. Đạo diễn là người dựa trên kịch bản đó hóa những câu chữ trong kịch bản thành những hành động thật trên truyền hình. Đạo diễn thường sử dụng kịch bản quay – là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ- để thể hiện ý tưởng của mình.
Biên tập, đạo diễn là nhân tố đầu tiên quyết của việc sản xuất chương trình truyền hình
Bước 2: Duyệt kịch bản.
Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai dạng kịch bản là: Kịch bản quay và Kịch bản dựng.
– Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.
– Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng của mỗi cảnh.
Kịch bản được biên kịch soạn thảo, sẽ được kiểm duyệt chỉnh sửa lại, để đảm bảo chất lượng của chương trình truyền hình định sản xuất. Đây là một công đoạn cực kì quan trọng trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình. Bên cạnh đó, khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay không thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.
Duyệt kịch bản là một khâu cực kỳ quan trọng quyết định chương trình truyền hình có được sản xuất hay không
Bước 3: Điều độ sản xuất.
Điều độ sản xuất hay còn gọi là khâu bố trí nhân lực, phương tiện sản xuất, sắp xếp địa điểm, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng. Được thực hiện ngay sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất.
Bước 4: Sản xuất tiền kỳ.
Sau khi phóng viên, biên tập đã có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình sẽ được tiến hành quay và ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo.
– Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo băng là phiếu sản xuất tiền kỳ.
– Đây là khâu tiến hành ghi hình, sau khi đã kiểm duyệt về kịch bản và lên kế hoạch thực hiện.
Thiết bị ghi hình thường là thiết bị nhỏ gọn, dễ di chuyển, lưu động. Hoặc cũng có thể ghi hình bằng các đường truyền vệ tinh hay cáp quang
Bước 5: Sản xuất hậu kỳ.
Sau khâu sản xuất tiền kỳ, các biên tập viên sẽ tiến hành dựng hình theo kịch bản chương trình. Sau khi hoàn thành phần hình, sẽ tiến hành hoàn thành phần tiếng ở phòng tiếng gồm các phần ở kênh CH1 như: Bình luận, lời thoại, thuyết minh,…kênh CH2 như tiếng cử động, nhạc.
Cũng giống như khâu sản xuất tiền kỳ, khâu sản xuất hậu kỳ, sau khi hoàn thành, sản phẩm kèm theo là phiếu sản xuất hậu kỳ – là phiếu khảo sát chất lượng kỹ thuật của băng
Hậu kỳ là một khâu cực kỳ quan trọng góp phần quyết định đến thành công của quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Bước 6: Duyệt, kiểm tra nội dung.
Đây là công đoạn gần cuối của quy trình sản xuất truyền hình, để đảm bảo chất lượng, chương trình sẽ được đưa vào để kiểm tra thông qua nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cấp phiếu nghiệm thu phát sóng của chương trình
Duyệt, kiểm tra nội dung là công đoạn gần cuối của quy trình sản xuất chương trình truyền hình
Và bước cuối cùng: Phát sóng.
Sau khi hoàn tất tất cả các quy trình sản xuất, thủ tục bắt buộc. Chương trình sẽ được lên lịch phát sóng thông qua các kênh truyền vệ tinh hay cáp quang.
Trên đây là quy trình để sản xuất chương trình truyền hình mà Nam Minh Media đã chia sẻ đến bạn, thông qua chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về quy trình để sản xuất một chương trình truyền hình.