1. Shopee
Mặc dù là một mô hình ra đời sau, được coi là “sinh sau đẻ muộn” so với các “đàn anh” khác, thế nhưng Shopee lại cho thấy sức bật và hiệu quả hoạt động không hề kém cạnh các sàn thương mại điện tử khác. Nếu Lazada, Adayroi hay Tiki,…là những trung tâm thương mại khổng lồ thì Shopee thật giống một cái chợ, chợ online! Ở Shopee chúng ta có thể tự giao dịch những mặt hàng phù hợp với nhu cầu cá nhân một cách đơn giản. Bạn có thể lên đó mua hàng nhưng cũng hoàn toàn có thể tự up ảnh và bán đồ trên đó. Nếu ở Lazada hay Adayroi bạn muốn đem đồ lên đó bán phải qua một loạt các thủ tục lằng nhằng và phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ các kiểu của sản phẩm mình bán thì ở Shopee bạn đơn giản là up ảnh, đăng bán sản phẩm, thoải mái và tự nhiên. Người người nhà nhà ồ ạt lên Shopee bán hàng, chưa bao giờ bán hàng online lại đơn giản đến thế. Và theo thống kê mới nhất từ quý 2/2019 thì Shopee vẫn đang dẫn đầu về số lượng người truy cập và mua hàng!
Sàn thương mại điện tử Shopee đang dẫn đầu thị trường
2. Tiki
Trong nhiều năm xây dựng thương hiệu, Tiki đã có nhiều bước phát triển vượt bật. Sau khi được VNG rót vốn đầu tư, Tiki lại càng như “hổ thêm cánh”, vượt mặt Lazada vươn lên vị trí thứ hai trong các sàn thương mại điện tử. Tiki rất mạnh về văn phòng phẩm online, đặc biệt là bán sách online. Khác với Lazada, Tiki chỉ hỗ trợ người bán doanh nghiệp và bán hàng chính hãng, không hỗ trợ người bán cá nhân không chuyên. Mức giá của Tiki hiện tại được so sánh thuộc top giá cạnh tranh nhất thị trường với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn. Đồng thời, Tiki đạt được tỷ lệ hài lòng cao nhất của khách hàng và tỷ lệ hoàn vốn thấp nhất trong số tất cả các nhà khai thác thương mại điện tử ở Việt Nam do khả năng kiểm soát chuỗi cung cấp hết sức hợp lý từ các nhà chuyên môn, từ việc hợp tác với các nhãn hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp hàng hóa chất lượng cao đến việc quản lý kho và hậu cần, thanh toán và cung cấp dịch vụ khách hàng cao cấp. Vì vậy, đây cũng là một trong những kênh bán hàng thương mại điện tử không thể bỏ qua. Tuy nhiên, kinh doanh trên Tiki cần phải trải qua các thủ tục khó khăn, thường khó đối với những người bán hàng đơn lẻ, không chính hãng!
Tiki “vượt mặt Lazada và trở thành sàn thương mại điện tử tiềm năng
3. Lazada
Lazada có mô hình kinh doanh khá giống với Amazon và là nền tảng mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á với mức độ phủ sóng khắp các nước trong khu vực.
Lazada vẫn là sàn thương mại điện tử có được sự tin tưởng của nhiều khách hàng
Danh mục ngành hàng của Amazon rất rộng như sức khỏe và sắc đẹp, trang trí nhà cửa, thời trang, điện thoại, máy tính bảng, voucher dịch vụ, hàng gia dụng,…Theo thống kê mới nhất của tổng cục thống kê thì Lazada đã tụt xuống vị trí thứ 3 xếp sau tiki nhưng đây vẫn là kênh thương mại điện tử được nhiều người ưa chuộng do sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, độ tin cậy cao và chính sách hậu mãi của Lazada khá vượt trội.
4. Sendo
Tương tự như Shopee, Sendo cũng là nền tảng kết nối những người bán và người mua. Sendo hỗ trợ người bán cá nhân nhỏ lẻ lẫn doanh nghiệp bán hàng chính hãng. Sendo là thương hiệu được bảo trợ bởi tập đoàn FPT, tuy độ phổ biến không bằng Shopee hay Lazada nhưng đây vẫn là nền tảng mua hàng đáng tin cậy, được người tiêu dùng yêu thích. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Sendo đang đẩy mạnh các chương trình Marketing, quảng cáo, chính sách giảm giá sâu để thu hút khách hàng nên nếu bạn mới bắt đầu tập tành kinh doanh thì hoàn toàn có thể thử kênh thương mại điện tử này.
Sendo là sàn thương mại điện tử mới nổi nhưng cũng nhanh chóng chiếm thị phần
Trên đây là 4 sàn thương mại điện tử đang dẫn đầu mà bạn có thể tham khảo để mở rộng hoạt động kinh doanh! Lựa chọn đồng thời các sàn cũng là một ý tưởng hay nếu như bạn đủ nguồn lực. Nếu không, bạn có thể bắt đầu lựa chọn trên Shopee và Sendo trước khi mở rộng ra các sàn khác!